Xu hướng trồng hoa hồng đặc biệt là hoa hồng ngoại ở nước ta ngày càng phổ biến và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cũng bởi hoa hồng không khó để trồng, hoa rất đẹp cho hoa quanh năm và hương thơm quyến rũ. Loài hoa đem đến một giải pháp môi trường bền vững, làm đẹp cảnh quan.
Mặc dù dễ trồng nhưng hoa hồng cũng là một loài thực vật nên rất hay gặp phải những vấn đề sâu bệnh trong đó có bệnh nhện đỏ. Sau đây là biện pháp xử lý nhện đỏ mời các bạn tham khảo.
Đặc điểm gây hại của nhện đỏ, nguyên nhân và cách phòng trừ
Tác hại của nhện đỏ gây ra cho hoa hồng
Khi cây hoa hồng bị nhện đỏ thì sẽ bị chính vào các mô lá hút dịch bào trong mô lá và tạo ra các vết chích nhỏ li ti mà không có hình dạng nhất định.
Các vết chích đó có màu sáng và được liên kết với nhau thành vệt trông như bụi bẩn màu trắng xám sau đó lá chuyển sang màu nâu vàng khô và rụng xuống. Chính vì bị chích hút hết các dịch nên cây sinh trưởng kém lá khô rụng nếu không diệt trừ ngay thì sẽ ảnh hưởng đến toàn cây, chất lượng hoa giảm.
Đặc điểm của nhện đỏ gây hại
Nhện đỏ gây hại trên hoa hồng thuộc tổng họ nhện chăng tơ, bộ ve bét có tên khoa học là Tetranyichus sp. Chúng xuất hiện ở hầu hết các cùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Ở Viêt Nam chúng gây hại chủ yếu ở hoa hồng, lạc, đào, mận.
Cấu tạo của nhện đỏ
– Nhện đỏ có nhiều hình dáng và kích thước rất nhỏ có kích thước từ 0,18 – 0,35 cm.
– Kích thước của con đực nhỏ hơn con cái nên thông thường chúng ta khó có thể nhìn thấy con nhỏ mà chỉ có thể nhìn thấy con trưởng thành nếu nhìn và soi kĩ.
– Bị nặng còn có thể có những dây tơ của nhện chằng chịt dưới mặt lá. Chúng sinh sản rất nhanh, đội quân rất đông nên gây hại cho cây rất lớn cây sẽ dần dần bị mất sức mà chết.
– Nhện đỏ thường núp ở mặt sau của lá chúng có màu đỏ nâu hoặc đỏ hơi vàng nhỏ li ti bò tung tăng dưới lá. Trên lưng có nhiều lông, nhiều chân.
– Đẻ trứng ở dưới mặt lá và con cái đẻ trung bình từ 40-80 trứng thậm chí có thể lên tới 100 trứng.
Thời điểm xuất hiện nhện đỏ
– Nhện thường gây hại nặng khi thời tiết khô hạn
– Hoặc vào thời tiết nồm ẩm nhện sẽ sinh sôi rất nhiều
– Nếu bị nặng gây hại cả trên mặt lá, ở những lá non và ngọn
Biện pháp phòng trừ
– Thường xuyên cắt tỉa cành khô, lá vàng. Vệ sinh vườn sạch sẽ
– Tưới nước dạng vòi phun hợp lí để rửa trôi nhện bám trên các bộ phận của cây
– Cung cấp dinh dưỡng cân đối, lượng nước hợp lí để tăng sức kháng chịu cho cây
– Theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời dấu hiệu bị hại của cây để có cách xử lí kịp thời
Cách xử lí
- Nếu cây bị nhẹ bạn có thể phun các loại thuốc trị nhện thông thường trên thị trường hoặc phun thuốc trị nhện Ortus
- Nếu cây bị nặng bạn nên kết hợp cùng lúc 3 loại thuốc sau đây
- Anvado
- Ortus
- Sát trùng đan
Nên phun thuốc cách nhau khoảng 5-7 ngày và phu từ 2-3 lần. Nếu bị quá nặng thì cách nhau 3 ngày một lần.
Lưu ý: nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao vì thế nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học để ngăn nhện kháng thuốc.
Một vài mẹo nhỏ
Cách 1: 2 muỗng cafe rượu trắng; 2 muỗng nước rửa chén; 2 lít nước -> Pha chung quậy thật đều mà xịt đều lên cây nhất là chú ý dưới mặt lá của cây.
Cách 2: 2 muỗng cafe dầu ăn; 1/2 muỗng xà bông giặt đồ; 3 lít nước.
Chú ý: Chúng ta nên pha nước rửa chén hoặc xà phòng ở nồng độ vừa phải rồi xịt thử ở một nhánh nhỏ, sau khoảng 3 tiếng, nếu thấy ổn thì tiếp tục điều chỉnh ở toàn cây cả nồng độ và diện tích. Để cẩn thận, không bị ảnh hưởng đến cây, cháy lá cây, sau đó khoảng 3h bạn nên xịt lại bằng nước sạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét