Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Biệp pháp phòng trừ bệnh đốm đen trên hoa hồng

Biệp pháp phòng trừ bệnh đốm đen trên hoa hồng

Hoa hồng leo cũng giống như những giống hoa hồng khác, tuy có sức sống , sức phát triển mạnh hơn nhưng nếu không được chăm sóc tốt và đầy đủ điều kiện tất yếu như ánh sáng , nước và chất dinh dưỡng cây cũng rất dễ mắc những bệnh thường gặp ở hoa hồng . Bệnh thường gặp phổ biến nhất ở hoa hồng leo phải kể tới bệnh đốm đen
benh-dom-den-04
Lá hoa hồng xuất hiện những đốm đen to nhỏ khác nhau trên mặt lá làm lá chuyển vàng và rụng

Triệu chứng của bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Nếu thường xuyên chú ý quan sát khi cây hoa hồng mắc bệnh bạn sẽ có thể thấy được những triệu chứng sau : Trên lá cây xuất hiện những vết màu đen ở giữa màu xám nhạt, xung quanh có quầng vàng, những vết bệnh này thường có hình tròn với ranh giới không rõ ràng ,đường kính vết bệnh từ 1-2mm đến 2cm. Trên mô bệnh hình thành các điểm nhỏ màu đen, hình tròn là đĩa cành của nấm gây bệnh. Bệnh hại nặng trên các giống hồng, đặc biệt là giống hồng đỏ Đà Lạt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên hoa hồng chính là nấm Dipbocarpon Rosa gây ra. Nhiệt độ thích hợp nhất mà nấm phát triển vào khoảng 22-26oC với độ ẩm trên 85%, chúng tồn tại trong đất và lan truyền qua các hoạt động khác của con người

Ảnh hưởng

Bệnh đốm đen trên hoa hồng leo làm cho lá hoa chuyển màu và rụng sớm, làm cây xơ xác hoa ít và nhỏ
Thời gian phát triển của bệnh thường xuất hiện, gây hại nhất là từ đầu tháng 3, kéo dài và hại nặng vào tháng 4-5. Hại trên lá, thân, cành non, đế hoa….đặc biệt khi thời tiết mưa nhiều, mưa to.

Phương pháp phòng trừ bệnh đốm đen trên hoa hồng

  • Để phòng ngừa hiệu quả , trước khi và trong khi trồng cần vệ sinh đất trồng, thường xuyên cắt tỉa những cành , lá, hoa hư hỏng nguồn gốc sinh bệnh của cây , gom lại và đốt chúng đi tránh lây lan cho các cây khác.
  • Vườn hồng cần phải có nắng , ít nhất phải có 6-8 tiếng ánh nắng mỗi ngày.  Nơi trồng cần phải thông thoáng gió , thoát nước tốt độ ẩm không được để quá cao
  • Thường xuyên chú ý quan sát để phát hiện và chữa trị kịp thời
  • Khi đã phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng các loại thuốc hóa học đặc hiệu: Score 250 ND hoặc Manage 5WP. Pha 15g thuốc cho một bình 8 lít nước. Phun thuốc ướt đều cho cây (2-3 bình/sào Bắc bộ – 360m2). Nếu cây bị nặng phun lại sau 7 – 10 ngày.
Ngoài ra bạn có thể dùng những thuốc như :
+ Carbendazim (Carbenzim 500FL);
+ Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil 5SC)
+ Imibenconazole (Manage 5 WP);
+ Mancozeb (Cadilac 75WG);
+ Diniconazole (Nicozol 12.5WP)
Chú ý đọc kỹ hưởng dẫn sử dụng của từng loại trước khi sử dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét