Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Bệnh gỉ sắt (Rust) trên hoa hồng

Bệnh gỉ sắt (Rust) trên hoa hồng

Hoa hồng là một loại cây rất được yêu thích, mặc dù có sức sống tốt, có khả năng kháng bệnh cao nhưng nếu không được chăm sóc tốt thì cây cũng có thể mắc các bệnh điển hình như bệnh gỉ sắt. Bệnh này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của cây như cho hoa ít, hoa nhỏ cây phát triển kém.
Hoa-hong-leo-nhap-ngoai---sau-benh-thuong-gap-va-cach-phong-tru(10)
(Bệnh gỉ sắt  trên hoa hồng)
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh thường gây hại trên lá, cuống lá, gân lá, hại cả hoa. Ban đầu là những chấm nhỏ vàng hoặc màu nâu, về sau có màu vàng cam hoặc hơi đỏ, hại mặt dưới lá. Ổ bệnh che phủ toàn bộ mặt dưới lá, đôi khi là những mụn riêng lẻ. Giai đoạn bảo tử có màu đỏ cam tồn tại khoảng hơn 1 tuần trong điều kiện môi trường thuận lợi. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng hoa, cây còi cọc.
greece-plant-pests-diseases-rose-blackspot-rose-rust-2a
(Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng)
Nguyên nhân
Do nấm Phragmidium mucronatum. Bào tử lan truyền trong không khí, tàn dư trên cây còn sót lại. Điều kiện tốt nhất để bệnh này phát triển là từ 18-21 độ
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
(Bệnh gỉ sắt (Rust) trên hoa hồng)
Phương pháp phòng trừ bệnh gỉ sắt trên hoa hồng
Phòng ngừa
  • Để phòng ngừa hiệu quả bạn nên cắt bỏ lá, cành hoa đã bị bệnh đem đốt tránh làm lây lan sang các cây khác.
  • Cách li những cây đã bị bệnh
  • Trước khi trồng phải vệ sinh đất trồng, trồng bằng đất thịt, đất màu tơi xốp. Trồng cây nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp từ 6h trở lên, tránh nơi đất thấp, dễ bị ngập úng.
  • Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời cây bị bệnh
Cách chữa trị
  • Khi cây đã mắc bệnh bạn có thể phun thuốc: Plantvax, Bavistin, Zinneb, Topsin M…
  • Khi phun thuốc và phân bón bảo vệ thực vật thì nên phun vào đầu buổi sáng
  • Trước mỗi mùa nắng cần cung cấp phân đầy đủ cho cây, đặc biệt là lân.
Lưu ý: Không được bón lân nhiều lần trong tháng (chỉ bón 1-2 lần). Có thể kiểm tra độ ẩm của cây bằng cách dùng que gỗ chọc xuống đáy để kiểm tra độ ẩm. Rút que lên nếu thấy que ẩm ướt là cây thừa nước, thẩm ẩm que là vừa đủ, que trắng là thiếu nước.

Quy trình bón phân cho cây hoa hồng

Quy trình bón phân cho cây hoa hồng

–  Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa.
– Yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ và dinh dưỡng. Cây hoa hồng có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Bắc thích hợp nhất là vụ Xuân (tháng 2-3).
– Mật độ thích hợp với hoa hồng cắt cành 70.000 – 80.000 gốc/ha.
– Các giống tốt và phổ biến hiện nay: xanh Long Mỹ, đỏ Hà Lan, đỏ Ý, đỏ Pháp, cam, hồng, phấn, vàng trắng, cá vàng, trắng, tối….

2- Bón phân

Hoa hồng là cây cho giá trị kinh tế cao, vào thời kỳ thu hoạch rộ, mỗi ha trồng cắt cành thu khoảng 30.000 bông, cứ 2 ngày thu 1 lần. Thời điểm không rộ cho thu 10.000 bông/đợt. Do vậy hoa hồng cắt cành đòi hỏi lượng phân rất cao.
Nhà vườn thâm canh hoa hồng cắt cành Đà Lạt thường đầu tư 20-30 triệu đồng tiền phân bón/ha/tháng.
Việc bón phân cho hoa hồng ngoài việc phải đạt năng suất cao còn phải đạt màu sắc hoa đẹp, hoa lâu tàn và hương thơm. Tùy theo mức độ thâm canh, quy trình bón phân như sau:

Vườn hoa hồng cắt cành:

a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2)
– Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg.
– Phân chuồng hoai:     4-6 tấn.
b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại):
– Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ, vun xới.

c) Bón thúc sau khi ghép mắt:

Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc
+ Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công.
+ Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2
+ Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
+ Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.
+ Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá.
+ Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:
– Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
– Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
– Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
+ Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.

* Vườn hoa hồng cắt cành:

a) Bón lót (lượng bón cho mỗi m2 đất trước khi đặt bầu):
3-4kg phân chuồng hoai
2-3kg tro trấu
Đất trồng Compost Đầu Trâu
50-100 g lân Đầu Trâu
Kết hợp với thuốc phòng trừ kiến, mối và sùng.
b) Bón thúc: thúc định kỳ 15-20 ngày/lần với lượng bón
40-60g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho mỗi m2Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 1kg phân chuồng.
Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên.

* Hồng trong bồn (chậu)

a) Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng đất Compost Đầu Trâu, bỏ vài viên gạch nhỏ ngay lổ thoát nước của chậu để tránh bí nước. Cho hỗn hợp đất này vào bồn (chậu) sau đó đặt bầu sao cho bề mặt bầu ngang với mặt đất và đạt 8/10 so với thành chậu, lèn chặt đất lại.
b) Bón thúc định kỳ 20-30 ngày/lần với lượng: 30-50 g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu
Lượng bón trên tính cho mỗi chậu (1-2 bụi), với bồn cần tăng lượng lên theo số lượng bụi.
Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên.
Sau 2-3 tháng cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu (bồn) bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Cần moi đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

Biệp pháp phòng trừ bệnh đốm đen trên hoa hồng

Biệp pháp phòng trừ bệnh đốm đen trên hoa hồng

Hoa hồng leo cũng giống như những giống hoa hồng khác, tuy có sức sống , sức phát triển mạnh hơn nhưng nếu không được chăm sóc tốt và đầy đủ điều kiện tất yếu như ánh sáng , nước và chất dinh dưỡng cây cũng rất dễ mắc những bệnh thường gặp ở hoa hồng . Bệnh thường gặp phổ biến nhất ở hoa hồng leo phải kể tới bệnh đốm đen
benh-dom-den-04
Lá hoa hồng xuất hiện những đốm đen to nhỏ khác nhau trên mặt lá làm lá chuyển vàng và rụng

Triệu chứng của bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Nếu thường xuyên chú ý quan sát khi cây hoa hồng mắc bệnh bạn sẽ có thể thấy được những triệu chứng sau : Trên lá cây xuất hiện những vết màu đen ở giữa màu xám nhạt, xung quanh có quầng vàng, những vết bệnh này thường có hình tròn với ranh giới không rõ ràng ,đường kính vết bệnh từ 1-2mm đến 2cm. Trên mô bệnh hình thành các điểm nhỏ màu đen, hình tròn là đĩa cành của nấm gây bệnh. Bệnh hại nặng trên các giống hồng, đặc biệt là giống hồng đỏ Đà Lạt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên hoa hồng chính là nấm Dipbocarpon Rosa gây ra. Nhiệt độ thích hợp nhất mà nấm phát triển vào khoảng 22-26oC với độ ẩm trên 85%, chúng tồn tại trong đất và lan truyền qua các hoạt động khác của con người

Ảnh hưởng

Bệnh đốm đen trên hoa hồng leo làm cho lá hoa chuyển màu và rụng sớm, làm cây xơ xác hoa ít và nhỏ
Thời gian phát triển của bệnh thường xuất hiện, gây hại nhất là từ đầu tháng 3, kéo dài và hại nặng vào tháng 4-5. Hại trên lá, thân, cành non, đế hoa….đặc biệt khi thời tiết mưa nhiều, mưa to.

Phương pháp phòng trừ bệnh đốm đen trên hoa hồng

  • Để phòng ngừa hiệu quả , trước khi và trong khi trồng cần vệ sinh đất trồng, thường xuyên cắt tỉa những cành , lá, hoa hư hỏng nguồn gốc sinh bệnh của cây , gom lại và đốt chúng đi tránh lây lan cho các cây khác.
  • Vườn hồng cần phải có nắng , ít nhất phải có 6-8 tiếng ánh nắng mỗi ngày.  Nơi trồng cần phải thông thoáng gió , thoát nước tốt độ ẩm không được để quá cao
  • Thường xuyên chú ý quan sát để phát hiện và chữa trị kịp thời
  • Khi đã phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng các loại thuốc hóa học đặc hiệu: Score 250 ND hoặc Manage 5WP. Pha 15g thuốc cho một bình 8 lít nước. Phun thuốc ướt đều cho cây (2-3 bình/sào Bắc bộ – 360m2). Nếu cây bị nặng phun lại sau 7 – 10 ngày.
Ngoài ra bạn có thể dùng những thuốc như :
+ Carbendazim (Carbenzim 500FL);
+ Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil 5SC)
+ Imibenconazole (Manage 5 WP);
+ Mancozeb (Cadilac 75WG);
+ Diniconazole (Nicozol 12.5WP)
Chú ý đọc kỹ hưởng dẫn sử dụng của từng loại trước khi sử dụng.

Cách xử lý nhện đỏ gây hại cho cây hoa hồng


Xu hướng trồng hoa hồng đặc biệt là hoa hồng ngoại ở nước ta ngày càng phổ biến và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cũng bởi hoa hồng không khó để trồng, hoa rất đẹp cho hoa quanh năm và hương thơm quyến rũ. Loài hoa đem đến một giải pháp môi trường bền vững, làm đẹp cảnh quan.

hoa hong ngoai
Mặc dù dễ trồng nhưng hoa hồng cũng là một loài thực vật nên rất hay gặp phải những vấn đề sâu bệnh trong đó có bệnh nhện đỏ. Sau đây là biện pháp xử lý nhện đỏ mời các bạn tham khảo.

Đặc điểm gây hại của nhện đỏ, nguyên nhân và cách phòng trừ

Tác hại của nhện đỏ gây ra cho hoa hồng

Khi cây hoa hồng bị nhện đỏ thì sẽ bị chính vào các mô lá hút dịch bào trong mô lá và tạo ra các vết chích nhỏ li ti mà không có hình dạng nhất định.
nhen do
Các vết chích đó có màu sáng và được liên kết với nhau thành vệt trông như bụi bẩn màu trắng xám sau đó lá chuyển sang màu nâu vàng khô và rụng xuống. Chính vì bị chích hút hết các dịch nên cây sinh trưởng kém lá khô rụng nếu không diệt trừ ngay thì sẽ ảnh hưởng đến toàn cây, chất lượng hoa giảm.

Đặc điểm của nhện đỏ gây hại

nhen do gay hai hoa hong
Nhện đỏ gây hại trên hoa hồng thuộc tổng họ nhện chăng tơ, bộ ve bét có tên khoa học là Tetranyichus sp. Chúng xuất hiện ở hầu hết các cùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Ở Viêt Nam chúng gây hại chủ yếu ở hoa hồng, lạc, đào, mận.

Cấu tạo của nhện đỏ

– Nhện đỏ có nhiều hình dáng và kích thước rất nhỏ có kích thước từ 0,18 – 0,35 cm.
benh-nhen-do-2
– Kích thước của con đực nhỏ hơn con cái nên thông thường chúng ta khó có thể nhìn thấy con nhỏ mà chỉ có thể nhìn thấy con trưởng thành nếu nhìn và soi kĩ.
vong doi nhen do
– Bị nặng còn có thể có những dây tơ của nhện chằng chịt dưới mặt lá. Chúng sinh sản rất nhanh, đội quân rất đông nên gây hại cho cây rất lớn cây sẽ dần dần bị mất sức mà chết.
nhen do
– Nhện đỏ thường núp ở mặt sau của lá chúng có màu đỏ nâu hoặc đỏ hơi vàng nhỏ li ti bò tung tăng dưới lá. Trên lưng có nhiều lông, nhiều chân.
– Đẻ trứng ở dưới mặt lá và con cái đẻ trung bình từ 40-80 trứng thậm chí có thể lên tới 100 trứng.

Thời điểm xuất hiện nhện đỏ

benh-nhen-do-3
– Nhện thường gây hại nặng khi thời tiết khô hạn
– Hoặc vào thời tiết nồm ẩm nhện sẽ sinh sôi rất nhiều
– Nếu bị nặng gây hại cả trên mặt lá, ở những lá non và ngọn

Biện pháp phòng trừ

– Thường xuyên cắt tỉa cành khô, lá vàng. Vệ sinh vườn sạch sẽ
– Tưới nước dạng vòi phun hợp lí để rửa trôi nhện bám trên các bộ phận của cây
nhen do
– Cung cấp dinh dưỡng cân đối, lượng nước hợp lí để tăng sức kháng chịu cho cây
– Theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời dấu hiệu bị hại của cây để có cách xử lí kịp thời

Cách xử lí

  • Nếu cây bị nhẹ bạn có thể phun các loại thuốc trị nhện thông thường trên thị trường hoặc phun thuốc trị nhện Ortus
  • Nếu cây bị nặng bạn nên kết hợp cùng lúc 3 loại thuốc sau đây
  • Anvado
  • Ortus
  • Sát trùng đan
Tetranychus-urticae
Nên phun thuốc cách nhau khoảng 5-7 ngày và phu từ 2-3 lần. Nếu bị quá nặng thì cách nhau 3 ngày một lần.
Lưu ý: nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao vì thế nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học để ngăn nhện kháng thuốc.

Một vài mẹo nhỏ

Cách 1: 2 muỗng cafe rượu trắng; 2 muỗng nước rửa chén; 2 lít nước -> Pha chung quậy thật đều mà xịt đều lên cây nhất là chú ý dưới mặt lá của cây.
Cách 2: 2 muỗng cafe dầu ăn; 1/2 muỗng xà bông giặt đồ; 3 lít nước.
Chú ý: Chúng ta nên pha nước rửa chén hoặc xà phòng ở nồng độ vừa phải rồi xịt thử ở một nhánh nhỏ, sau khoảng 3 tiếng, nếu thấy ổn thì tiếp tục điều chỉnh ở toàn cây cả nồng độ và diện tích. Để cẩn thận, không bị ảnh hưởng đến cây, cháy lá cây, sau đó khoảng 3h bạn nên xịt lại bằng nước sạch.

Cách phòng trừ bọ trĩ gây hại trên hoa hồng

Cách phòng trừ bọ trĩ gây hại trên hoa hồng

Tổng quan về bọ trĩ

Theo ước tính thì có hơn 6000 loài bọ trĩ đã được biết đến trên thế giới. Chúng thuộc bộ chân khớp, lớp côn trùng (insecta). Chúng gây hại trên hầu hết các loài thực vật đặc biệt là loài có hoa.
Xem thêm
bo tri
(Cấu tạo chung từ trứng đến nhộng giả của bọ trĩ – nguồn Mound R.A)
      Ở nước ta nhiều năm trở lại đây nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương, chủng loại cũng ngày càng phong phú. Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoa thì một loại sâu bệnh – bọ trĩ  đã trở thành loài sâu hại nguy hiểm  trên nhiều loại cây trồng đặc biệt là loài hoa hồng. Chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng  đến năng suất, mỹ quan và phẩm chất của cây.

Đặc điểm của bọ trĩ gây hại

Bọ trĩ Tên tiếng anh là Rice Thrips, tên khoa học: Stenchaetothrips biformis  thuộc Họ: Thripidae, Bộ: Thysanoptera.
  bo trĩ    
(Cấu tạo chung của bọ trĩ trưởng thành – nguồn Mound R.A)
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ khoảng 1mm nên chúng ta khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó cách nhận biết chúng là xem các biểu hiện trên lá hoa hồng.

Đặc điểm  bọ trĩ gây hại trên cây hoa hồng

Biểu hiện gây hại

Khi bị bọ trĩ trích hút, trên lá hoa hồng xuất hiện các biểu hiện như ngọn non, lá non bị xoăn, quăn queo làm cho nụ non, ngọn non không mở được dẫn đến hoa không thể nở to và còn bị biến dạng.
bo-tri-3
(Biểu hiện gây hại trên lá non và nụ, lá non không mở được, nụ thiếu chất thâm đen)
Thời tiết nắng nóng và mật độ cây trồng dày đặc cũng là điều kiện thuận lợi để cho bọ trĩ phát triển.
bo-tri-2-678x381
(Biểu hiện lá bị bọ trĩ chích hút)
 Các lá trưởng thành hoặc các lá già có hiểu hiện thâm lá, xuất hiện các vết đen loang lổ màu nâu đồng. Biểu hiện này là do bọ trĩ chích hút dẫn đến tổn thương lá làm nấm bệnh phát triển và gây lên một số bệnh nữa là đốm đen, đốm nâu.
Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, khi có tiếng động chúng trốn và ẩn nấp trong các ngọn hồng non, trong hoa, ẩn nấp trong những kẽ kín. Biểu hiện đáng quan tâm nhất chính là biểu hiện xoăn ở các ngọn non và các lá non.

Cách phòng trừ bọ trĩ hiệu quả

Thời tiết nắng nóng kéo dài, đặc biệt là khí hậu mùa hè chính là môi trường thuận lợi nhất để bọ trĩ phát triển, sinh sôi và lan rộng. Chính vì vậy:
Đối với những vườn cây hoa hồng, muốn hạn chế tối đa sự xâm hại của bọ trĩ các bạn cần chú ý các vấn đề sau:
– Luôn luôn chú ý tỉa cành, lá và hoa hư hỏng, dọn dẹp rác xung quanh gốc cây và khu vực xung quanh cho vườn thông thoáng, tránh để vườn cây um tùm.
– Không nên bón phân lai rai, phải bón tập trung để cho lộc non ra đều khi phải phun thuốc sẽ giảm được số lần phun.
– Từ khi cây ra búp, ra nụ và chuẩn bị nở thì nên sử dụng một số loại thuốc có thành phần:
+ Abamectin
+ Emamectin benzoate
+ Acetamiprid + Dvprofezin
+ Azadirachtin + E. benzoate
Đây là những loại thuốc có nguồn gốc sinh học có hiệu quả và ít độc hại hơn giúp phòng bệnh bọ trĩ hiệu quả cho hoa hồng.
Ngoài ra còn có thuốc hóa học có thành phần như: Spinetoram 60g/l. Cách dùng xem trên bao bì.
Đặc biệt khi chăm sóc hoa hồng bạn cần thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh nhanh nhất, kịp thời điều trị.

Cách trị bệnh bọ trĩ

Khi phát hiện cây hoa hồng có một trong những biểu hiện của bọ trĩ trích hút, các bạn cần tiến hành những bước như sau:
  • Cắt tỉa toàn bộ hoa đang và sắp nở trên cây, cắt tỉa lá già. Dọn dẹp rác xung quanh gốc cây và khu vực xung quanh để hạn chế tối đa nơi ẩn nấp của bọ trĩ (nên đốt sạch rác sau khi dọn)
  • Đối với những cây hoa hồng chưa sử dụng thuốc trị bọ trĩ lần nào bạn có thể sử dụng Radian với liều lượng như trong hướng dẫn sử dụng.
radian
Nếu bạn đã sử dụng thuốc nhiều lần thì cần tăng nồng độ thuốc bằng cách kết hợp thêm với thuốc trị rầy hoặc rệp như Marshal hoặc sát trùng đan hoặc các loại thuốc trị rệp sáp khác.
marshal-01
Lưu ý để diệt trừ triệt để bạn nên phun liên tục 3 lần
– Khi cây mới có biểu hiện bọ trĩ phun thuốc từ 5-7 ngày/1 lần
– Bị nặng và tổn thương tới 80% thì phun triệt để 3 ngày/1 lần.
Khi phun thuốc cần chú ý
– Vào mùa hè nắng nóng lên phun tầm 8h sáng, mùa đông tầm 9h sáng, tránh ngày mưa gió mạnh.
– Đeo gang tay, khẩu trang tự bảo vệ mình
– Sau khi phun cần tắm rửa sạch bằng xà phòng
– Cách ly khu vực phun không để trẻ em lại gần.
Sau khi phun thuốc diệt trừ bọ trĩ các bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng phân bón lá hoặc phân bón gốc để cây phục hồi , tiếp tục phát triển và cho đợt hoa mới.

Bọ Trĩ (trao đổi kinh nghiệm)

Nhân chuyện trị TRĨ
M chưa trị nhiều lần nhưng chỉ ms 1 lần duy nhất là khỏi và từ tháng 9 năm ngoái đến h chưa phun phòng lần nào.
Cháu xin phép up đơn này của Cô Nguyễn Thúy Vân để mọi ng cùng trị 1 lần cho dứt điểm.
Theo như chuyên gia Nguyễn Tuấn Thành thì các loại thuốc này là thuốc độc nhóm II,III. Vì vậy mọi ng nên dùng bảo hộ khi sử dụng.
M đã ko có đủ các loại vi lượng như đơn kê và cũng ko đủ kiên nhẫn nên chỉ phun như sau:
Ngày 1: Radial
Ngày 2: Confidor
Ngày 5: Radial
Ngày 7: Confidor
Chúc các em cây chóng khỏi bệnh.
Radiant là thuốc sinh học k độc. Còn confidor là thuốc độc nhóm 3 ( vạch ký hiệu màu xanh lam) có thể dùng đc cả cho rau. Susupes hiện nay k sx mà thay bằng bafurit là sinh học k mùi
Mua thuốc các b để ý vạch ngang ở cuối gói/ lọ thuốc. Thứ tự độc giảm dần là đỏ, vàng, xanh lam, xanh lá cây. Đỏ độc nhất . Xanh lá cây độc nhẹ nhất
Còn chơi hồng thì gần như ai cũng có 2 loại trị bọ trĩ đấy rồi . Nhà c lúc nào cũng có 5 loại , có cả Bayer Advanced dùng tưới gốc cho 1 năm mà vẫn điên đầu với nó em ơi .
Có khi nào nhà em tận tầng 27 không ? Cao quá chắc bọn đấy cũng ko bay lên đc ý chứ
Nhân chuyện trị trĩ đình đám của 1 bạn, anh e tranh cãi ủm tỏi trên hội ta, mình có hỏi anh google xin có vài điều chia sẻ:
- Tụi trĩ kháng thuốc do nhờn 1 loại hoạt chất trị chúng
- Cùng 1 loại hoạt chất có rất nhiều cty ngoại/ nội sản xuất
- Mong ước của người chơi hồng là ít độc hại thôi :-)
Nhận xét của mình là người chơi rồi cũng phải đối mặt với độc dược nhưng cần thông tin để: tránh mua 1 loại hoạt chất trị nó
Mình liệt kê mấy a cty ngoại với hoạt chất trị trĩ và trị xyz khác ra để mọi người tham khảo:
Spinetoram là hoạt chất có trong Radiant 60SC của Arysta LifeScience,Imidacloprid là hoạt chất trong Confidor /Admire /Gaucho của Bayer, Fipronil là hoạt chất trong Regent/Sunato của Bayer, Deltamethrin là hoạt chất có trong Decis của Bayer, Thiamethoxam là hoạt chất có trong Actara 25WG của Syngenta, Thiacloprid hoạt chất có trong Calypso 240 SC của Bayer, Pymetrozine có trong Chess 50WG của Syngenta
Món Icon 2.5CS của bạn ấy dùng hoạt chất lambda-cyhalothrin cũng thấy 1 số ít ghi trị trĩ phần lớn trị rầy, sâu cuốn lá đục thân tất nhiên cũng là trị tụi đáng ghét hay xơi cây mình yêu thích.
Còn tôi, tôi đang thử dùng bình xịt côn trùng này xem sao.
Còn bạn bạn đang dùng gì ?
#chiasechocuocsongtothon
Trĩ có thể nhìn bằng mắt thường. Nó màu vàng. Chị canh tầm 8.9h sáng và 4.5h chiều tìm bông hoa nào bị trĩ hút nó sé tổ chức party ngay trên bông hoa đó. Tha hồ quan sát ạ.

Mình ở chung cư và trồng khá nhiều hồng nên không bao giờ xịt thuốc sâu. Một khoảng thời gian bị trĩ hoành hành không cách chữa đã khiến một số em hồng ra đi... nhưng mình thấy hầu hết là những cây hồng nhỏ còn yếu mới bị die. Còn những cây lớn thì chủ yếu bị đen nụ, đen mầm, đen lá non, còn lá già hầu hết không bị trĩ nên cây vẫn có sức đề kháng tốt. Mình xin chia sẻ cách bảo vệ lá non, mầm non, nụ hoa chưa bị trĩ cũng như bị rồi. Cách này mình search trên web nước ngoài thôi, nên bạn nào trị ko hết hoặc ko tin tưởng thì đừng có chửi mình nha :D
2 muỗng dầu ăn + 1 muỗng nước rửa chén + 2 lít nước phun lên nụ, trên và dưới mặt lá non, mầm bị trĩ, đối với mầm cố gắng phun dưới nách lá mầm vì mình phát hiện cả ổ trĩ nấp ở đó. Đối với nụ, lá non mầm chưa bị trĩ thì cho ít lượng nước rửa chén lại hoặc cũng ko cần cho luôn. Xịt đủ ướt mấy phần đó , ko cần phun cả cây hay đất gì cả. Nước ngoài thấy họ sử dụng dầu Neem gì đó nhưng mình xài luôn Tường An. Chú ý quan trọng là dầu ăn rớt xuống nền gạch sẽ trơn nên mình chỉ xịt những vùng cần thiết, ko xịt tùm lum hoặc ướt cả cây gây trơn trợt
2 hình đầu tiên là red eden bị trĩ chích biến thành nụ đen thui. Mình đổ 1 muỗng dầu ăn nguyên chất lên luôn vì nghĩ nụ die rồi nhưng sau 5-6 ngày nở dc cái bông như vậy đó, phía dưới hoa một số cánh vẫn còn đen đen đó :)
Một số ảnh nụ và hoa bị trĩ của vườn mình đã và đang được cứu để trổ hoa

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Bón phân cho cây

Bón phân là một bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa cảnh, nếu được bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn theo đúng nhu cầu của người trồng.
Kỹ thuật trồng cây, chăm sóc hoa cảnh cần chú ý tới rất nhiều bước, trong đó có kỹ thuật bón phân. Bón phân là con dao 2 lưỡi, nếu làm đúng, cây cảnh sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng tươi tốt, nếu làm sai, cây cảnh có thể héo, úa, thậm chí là chết.
Bón phân cho cây cảnh là một trong những biện pháp quan trọng của việc nuôi trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.
Dưới đây là những lưu ý khi bón phân cho cây:

Phân bón lỏng

Phân bón lỏng là lựa chọn để cải thiện nhanh chóng tình trạnh úa vàng của cây. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao, tuy nhiên nếu nhiều hơn, cây không những không sinh trưởng tốt mà còn có thể bị phát triển rễ, phá dáng, hoặc xấu đi. Nên bón khoảng 3/4 liều lượng được ghi trên bao bì. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.

Thành phần phân bón

Phân bón thường chứa 3 thành phần cơ bản là N, P, K, tương ứng với Nitơ, Photpho, Kali. Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp.

Mùa bón phân

Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa, ngoài ra còn cần chú ý đến mùa bón phân, mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, sang mùa đông thì không cần bón phân.

Số lần bón

Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều, không được bón quá nhiều, quá đặc. Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 - 2 tuần bón 1 lần, vào sâu lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón.

Thời gian bón phân

Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.
Một số nhà trồng hoa đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: "4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, trong đó "4 nhiều" là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở. "4 ít" là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa. "4 không" là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ. "3 kỵ" là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.

tổng hợp sưu tầm

Nhìn chung là hoa hồng thì em nào cũng đẹp, chỉ có điều 1 số em không hợp khí hậu thì sẽ tưng tưng lâu lâu mới chịu hoa. Nhà ai rộng rãi lại kiên nhẫn thì có thể trồng để phong phú bộ sưu tập. Còn nhà ai ban công hay vườn nhỏ hay mới tập trồng thì nên né để chỗ trồng những em đáng yêu mắn hoa khác.

- Lưu ý luôn với mọi người là đa số cây leo đều yêu cầu có không gian lớn, cực nhiều nắng mới ra hoa nha. Chưa kể một số em mùa hè nhiều hoa mùa đông thưa thớt như Huntington hay Spirit Of Freedom.

- Danh sách xin được bắt đầu:
1. Lady of shallot: chỉ chịu hoa khi hạ thổ chỗ cực cực nhiều nắng, phù hợp miền nam hơn miền bắc
2. Charles Darwin: rất hay hên xui, đa số dính cây chậm hoa, mùa hè form xấu
3. CL Mimi eden: em này chẳng họ hàng gì với mini eden đâu, dạng leo, cành cứng lá đẹp phát triển cực nhanh chỉ phù hợp với nhà 4 bề nắng. Hoa không đẹp lắm
4. Golden Celebration: phải to và rất to mới thèm hoa, mà nhìn chung là rất chậm và ít hoa
5. Geoff Hamilton va Hegrozin: như Golden
6. Summer Song: nhiệt độ tren 30 phát là lăn ra tèo, lá lúc nào cũng xoăn vì nóng. Lặp hoa tốt màu hoa 7. đẹp thơm lạ nhưng k thể chịu được nóng
8. Lavender Bouquet: hoa 1 mùa, chậm hoa
9. Eden 88, 85: rất to mới thèm ra hoa, hoa theo mùa
10. Mary Rose: hên xui, mà xui nhiều hơn hên, dính "cây đực" là quanh năm toàn lá [​IMG]:happily:)

11. St. Swithin: một mùa
12. variegata di bologna: một mùa
13. Alchymyst: một mùa
14. Souvenir de malmaison: xui mua phải cây thích leo là ko thấy mặt hoa luôn
15. Các dòng Damark và Gallica: 1 Mùa
16. Pilgrim: lâu hoa
17. Impressionist: siêu chậm
18. Rosemane Janon: siêu chậm
19. Haiku romantica: hoa to đẹp nhưng tương đối chậm (khoảng 2-3 tháng/lần)
20. Patience: xấu cả nam lẫn bắc

21. Beatrice: trong nam xấu
22. Pat austin: siêu nhanh tàn. Còn lại thì tuyệt
23. Marianne: chưa thấy hoa bao giờ luôn
24. Yves martino organ: lâu hoa
25. Aurora ariA: lâu hoa
26. Mysterieus: siêu chậm hoa
27. Cinderella: lặp khoảng 2-3 tháng/lần
28. Jame Galway: như Golden celebration, một năm chắc đc 2 lần hoa
29. William and catherine: trung bình 2-3 tháng/lần
30. Angela: cũng hên xui, người ra 1 mùa, người ra quanh năm

31. Eclair đỏ: k hợp khí hậu
32. Chippen: phải cao to lực lưỡng mới có hoa, trừ Đà Lạt